Thế hệ Zillennials bị giằng xé giữa Millennials và Gen Z 

Thế hệ Zillennials bị giằng xé giữa Millennials và Gen Z 

Ngày nay thế hệ Gen Z đã có những hành vi rất khác so với thệ trước về niềm tin, những thói quen tiêu dùng và cách tiếp cận cũng rất khác nhau. Cùng với Gen Z là thế hệ Millennial cũng được xem là lứa trẻ có những suy nghĩ và lối sống tương đồng với Gen Z. Tuy nhiên, cả hai thế hệ này lại đang bị mắt kẹt giữa Zillennials – một thế hệ lưng chừng trong khoảng 1993-1998. Họ được coi là quá nhỏ để cùng đứng chung với Millennials và quá lớn để xếp giữa Gen Z. Một thế hệ kẹt giữa 2 thế hệ, thì liệu góc nhìn của họ ở cả 2 phía như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Zillennials kẹt giữa Millennials và Gen Z

Với độ tuổi ngoài 20, thế hệ Zillennials bị giằng xé giữa Millennials (những người sinh năm 1981-1996) và Gen Z (những người sinh năm 1996-2010). Nhưng cũng có thể lựa chọn đặc điểm của cả hai thế hệ trên dựa vào những gì phù hợp với bản thân. Những bạn trẻ thuộc thế hệ này bị ảnh hưởng bởi lối sống nghiêm túc, có trách nhiệm của Millennials lẫn sự phóng khoáng, tự do của Gen Z. Họ có mối quan hệ yêu – ghét lẫn lộn với mạng xã hội và cảm thấy khó hiểu bởi cuộc chiến về quần jeans bó sát và tóc mái rẽ ngôi bên của 2 thế hệ mình kẹt giữa.

Chia sẻ của những Zillennials trẻ

Anjan Sachar: “Zillennials giống như người cuối cùng được chọn tại một trận bóng rổ”

Với cô gái 25 tuổi Anjan Sachar, Zillennials giống như người cuối cùng được chọn tại một trận đấu bóng rổ. Ai cũng đã chọn được thành viên cho đội của họ. Còn bạn không đủ giỏi để phù hợp với bất kỳ đội nào. “Không ai muốn lắng nghe ý kiến ​​của những người như tôi. Millennials nghĩ rằng tôi còn quá trẻ để hiểu trải nghiệm những năm 90 của họ. Trong khi Gen Z cho rằng tôi quá cổ hủ và không nghe theo lời khuyên của tôi. Nhưng đồng thời, điều này làm cho cách suy nghĩ của tôi toàn diện hơn; vì phải nhìn vấn đề từ cả 2 phía”, cô cho biết.

Zillennials giống như người cuối cùng được chọn tại một trận bóng rổ

6 năm trước, Sachar bắt đầu làm việc cho một tạp chí thời trang trong ngành in ấn; và chuyển sang tạp chí điện tử ngay năm sau đó. Cô không cảm thấy quá khó khăn khi chuyển từ việc viết cho độc giá của tạp chí in sang tạp chí điện tử với vị trí nằm giữa 2 thế hệ.

Yamini Nambimadom: “Không ưa sự hiện diện của Millennials trên mạng xã hội”

Yamini Nambimadom (22 tuổi) không ưa sự hiện diện của Millennials trên mạng xã hội. Cô thích những sự tự do và ngẫu hứng trong những nội dung Gen Z đăng tải trên mạng. “Những bức hình của Millennials tạo cảm giác họ đang cố tình khoe khoang. Họ thường đi tới những buổi tiệc tại gia; chụp hình tập thể rồi đăng những bức ảnh đó lên cùng tiêu đề dở tệ và gắn thẻ tất cả bạn bè”, cô phàn nàn. Zillennials lớn lên trong giai đoạn chuyển tiếp giữa thời đại không có Internet và khi Internet trở nên thịnh hành. Adam Sirdoreus (23 tuổi) và em gái 17 tuổi của anh đều dùng mạng xã hội Snapchat. Nhưng anh cảm thấy sự lệ thuộc của cô em lớn hơn hẳn.

Aashna Sharma: “Muốn được ở cùng cha mẹ và từ chối trưởng thành như Millennials”

Aashna Sharma (24 tuổi) chia sẻ mối quan hệ yêu – ghét lẫn lộn của cô với kết nối Wi-Fi: “Tôi không thể tưởng tượng một cuộc sống không có Internet. Nhưng cũng muốn hạn chế sự can thiệp của nó vào cuộc sống của mình, thậm chí thoát khỏi nó hoàn toàn”. Thuộc về thế hệ Zillennials, Sharma muốn được ở cùng cha mẹ và từ chối trưởng thành như Millennials. Nhưng cũng đam mê K-pop và quan tâm tới biến đổi khí hậu như Gen Z.

Muốn được ở cùng cha mẹ và từ chối trưởng thành như Millennials

Rohan Mehta (24 tuổi) cùng chung cảm xúc mâu thuẫn khi nói về Internet và mạng xã hội: “Những Millennials lớn tuổi hơn tôi không thoải mái; khi đọc thông tin trên mạng và xem hướng dẫn trên YouTube. Bởi vậy, tôi thấy mình giống Gen Z hơn. Nhưng sau đó, bọn trẻ chuộng dùng Instagram hơn Facebook. Và tôi phải mất một thời gian mới quen với xu hướng này”.

Về cuộc chiến không hồi kết giữa Gen Z và Millennials về quần jeans bó sát và tóc mái rẽ ngôi. Mehta cảm thấy Gen Z có vẻ cởi mở hơn. Trong khi Millennials khá bảo thủ và nhất mực trung thành với lối sống của họ. Nambimadom cảm thấy cuộc chiến này thật vô nghĩa. Cô cho rằng một người nên ăn mặc theo cách giúp họ thoải mái và tự tin; chứ không phải theo ý kiến của người khác. Tuy vậy, cô bất bình nhiều hơn với Millennials bởi họ đang cãi vã với những đứa trẻ 16 tuổi. Sirdoreus đồng tình hơn với Gen Z trong trận khẩu chiến này; “Millennials đang phản ứng thái quá, trong khi Gen Z khá thoải mái và cởi mở”.

Thế hệ Millennials và Gen Z đang định hình lại tương lai

Được gắn mác là thế hệ không thích lao động và “mong manh”. Mọi người nói rằng thế hệ Millennials mong muốn quá nhiều tự do từ người chủ của họ. Và theo báo cáo 84% đã trải qua sự kiệt sức từ khối lượng công việc quá mức. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên trong những năm cuối của thập niên 1980; thực sự đang truyền cảm hứng cho những ý tưởng có ý nghĩa sẽ thay đổi tương lai của phong cách làm việc như chúng ta hiện đang biết. Theo một nghiên cứu mới từ công ty nghiên cứu nguồn nhân lực Inavero và trang web tự do Upwork. Trong đó nhấn mạnh bốn yếu tố chủ chốt, cơ bản mà các thành viên trẻ nhất của lực lượng lao động đang thiết lập lại.

Thế hệ Millennials và Gen Z đang định hình lại tương lai

Bốn sự thay đổi này bao gồm tầm quan trọng ngày càng tăng của việc phát triển bản thân; làm việc từ xa; cộng tác với các freelance và các chiến lược kiểm chứng tương lai. Về các khái niệm cốt lõi này, báo cáo đã tìm thấy một sự phân chia ý thức hệ đáng kể giữa nhóm thế hệ Baby Boomers (những người sinh ra trong giai đoạn 1946 – 1960); Gen X (những người sinh trong giai đoạn 1961 – 1980) và nhóm thế hệ trẻ Millennials, Gen Z.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *