Một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở các bé nhỏ là bệnh tăng động giảm chú ý, bệnh này là biểu hiện của những hành vi hiếu động quá mức và suy giảm khả năng tập trung. Nếu trẻ không được chú ý chăm sóc và điều trị tốt thì trong tương lai những tính cách, hành vi và tâm lý của bé sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình hình thành và phát triển. Trẻ em trong độ tuổi đi học bị mắc bệnh tăng động giảm chú ý chiếm khoảng 5 – 11%, tuy nhiên thực tế các chuyên gia cho rằng bệnh thường bị chuẩn đoán lạm dụng do các tiêu chuẩn được áp dụng không chính xác cho lắm.
Tăng động giảm chú ý là gì?
Tăng động giảm chú ý (Attention Deficit/Hyperactivity Disorder- ADHD) là rối loạn thường gặp ở trẻ. Bệnh đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Đặc tính nổi bật nhất của bệnh là trẻ thường gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh sự tập trung. Khó kiểm soát những hành động thái quá, thường xuyên phấn khích, kích động,… Các rối loạn có thể gây hậu quả nặng nề đến học tập, làm việc và quan hệ xã hội của trẻ.
Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường dễ bị kích động. Đặc biệt, trong cuộc sống thời đại hiện ngày càng bận rộn, việc thiếu sự quan tâm từ các bậc cha mẹ đã khiến tình trạng bệnh của trẻ có xu hướng phức tạp và trầm trọng hơn. Do đó, khi trẻ có những dấu hiệu bị tăng động giảm chú ý, cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến trẻ. Việc nhận biết và chẩn đoán bệnh sớm thông qua các dấu hiệu. Kiên trì điều trị sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, sớm hòa nhập và làm chủ cuộc sống.
Có 3 kiểu rối loạn tăng động
Vấn đề chính của rối loạn tăng động giảm chú ý là sự giảm chú ý và hành vi bốc đồng – tăng động. Triệu chứng bắt đầu trước 12 tuổi, ở một số trẻ triệu chứng đáng chú ý khi trẻ khoảng 03 tuổi. Triệu chứng có thể nhẹ, trung bình, nặng và kéo dài tới khi trưởng thành. Rối loạn tăng động giảm chú ý xảy ra ở nam nhiều hơn nữ. Các hành vi có thể khác nhau giữa nam và nữ. Ví dụ ở nam thì tăng động nhiều hơn, nữ thì giảm chú ý nhiều hơn.
Có 03 kiểu khác nhau của rối loạn tăng động giảm chú ý:
– Phần lớn là giảm chú ý: các triệu chứng tập trung vào vấn đề giảm chú ý.
– Phần lớn là bốc đồng – tăng động: các triệu chứng tập trung vào vấn đề bốc đồng, tăng động.
– Kết hợp: có các triệu chứng kết hợp giữa giảm chú ý và bốc đồng – tăng động.
Phòng tránh trẻ tăng động trong thai kỳ
Mọi hoạt động, cảm xúc và những chất dinh dưỡng người mẹ nạp vào cơ thể đều có tác động gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi cũng như sự phát triển của trẻ sau này. Trong nhiều trường hợp, chính những thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của mẹ có thể gây ra tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Chính vì vậy, việc phòng tránh tăng động ở trẻ cần được quan tâm và thực hiện ngay trong thai kỳ của người mẹ.
Để phòng tránh tăng động ở trẻ, trong thời gian mang thai, mẹ nên có thói quen sống lành mạnh. Chế độ nghỉ ngơi khoa học và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cụ thể, mẹ nên tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Các nhà khoa học cho biết, khói thuốc lá có nguy cơ gây ra tăng động ở trẻ cao gấp 2 lần so với bình thường. Môi trường cùng các chất độc hại cũng làm tăng nguy cơ trẻ mắc chứng bệnh này.
Cùng với đó, việc dung nạp đầy đủ các chất cũng là yếu tố quan trọng giúp phòng tránh tăng động ở trẻ. Đặc biệt, những cảm xúc của người mẹ khi mang thai cũng ảnh hưởng lớn đến việc hình thành thái độ, tính cách của trẻ. Vì thế mẹ hãy giữ cho mình tâm trạng thoải mái, tích cực và vui vẻ trong suốt thai kỳ nhé!
Chăm sóc trẻ để phòng tránh tăng động giảm chú ý
Nhận thức sớm được việc phòng tránh tăng động ở trẻ từ trong thai kỳ là rất quan trọng. Giúp giảm tối đa nguy cơ dẫn đến việc trẻ mắc chứng bệnh này. Bên cạnh đó, những lưu ý trong khi chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ cũng vô cùng cần thiết. Bởi những tác động từ môi trường sống, các bệnh lý, chế độ dinh dưỡng và yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ.
Tạo thói quen hoạt động theo thời gian biểu
Cha mẹ nên thiết lập cho con một thời gian biểu cụ thể trong ngày. Chẳng hạn như giờ thức dậy, thời điểm ăn sáng, trưa, tối và các bữa phụ. Phân đoạn thời gian chơi hay làm bài tập. Giúp bố mẹ công việc về nhà, giờ xem tivi, giờ đi ngủ… Điều này sẽ giúp trẻ tập trung chú ý hơn với một công việc nhất định trong thời gian dài. Đồng thời giúp phòng tránh tăng động ở trẻ.
Bạn cũng nên dành ra một khoảng không gian yên tĩnh để cho con làm bài tập về nhà sau mỗi giờ học. Nếu con hiếu động và kém tập trung, bạn có thể cho con nghỉ giải lao 5 – 10 phút. Giúp bé hào hứng và bớt chán nản khi học. Quan tâm giáo dục hành vi, tính cách cho trẻ. Thúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa cha mẹ và con. Nên dành thời gian cho con thông qua các hoạt động vui chơi, học tập. Nhằm hiểu hơn về tâm tư, tình cảm của trẻ, kịp thời giúp trẻ giải quyết những khó khăn gặp phải.
Khen ngợi khi bé làm đúng
Khi được khen ngợi vì cư xử tốt, trẻ sẽ tích cực làm những hành động đúng nhiều hơn. Vì vậy, bạn nên dành cho con những lời động viên, khích lệ về những hành vi tốt của trẻ ít nhất 5 lần mỗi ngày. Bạn cũng có thể khuyến khích con tích điểm để được nhận phần thưởng. Ngoài việc dùng lời nói khen tặng, bạn có thể đưa ra những phần thưởng nhỏ để khuyến khích trẻ. Chẳng hạn như đi chơi công viên, ăn món ăn yêu thích… Tuy nhiên, bạn phải cho con nhận thấy rằng không phải thực hiện hành động đúng chỉ để nhận phần thưởng mà để bản thân được tốt hơn.
Đưa ra hình phạt hợp lí khi bé làm sai
Bạn cần kiên nhẫn giải thích cho con về những hành vi xấu một cách rõ ràng. Đồng thời đưa ra hậu quả của những hành vi đó. Có thể phạt trẻ bằng cách không chơi cùng hoặc yêu cầu trẻ thực hiện một nhiệm vụ khác. Bạn không nên quá khắc nghiệt với con. Vì trách phạt hoặc la mắng nặng nề có thể khiến trẻ sinh ra tâm lý bất mãn, chống đối về sau. Bạn có thể viết ra quy tắc, hậu quả, phần thưởng. Sau đó dán ở nơi con bạn có thể nhìn thấy. Với trẻ nhỏ, bạn có thể vẽ hoặc in hình ảnh giúp trẻ dễ ghi nhớ hơn.
Hướng dẫn bé cách tập trung
Bạn có thể cho con chơi các trò chơi như xếp hình. Hoặc cho bé giải câu đố để xây dựng kỹ năng chú ý ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Bạn cũng có thể đọc truyện cho con nghe để giúp con chú ý. Đồng thời gắn kết tình cảm với con. Hạn chế cho con tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc tiếp xúc với ti vi, điện thoại di động, máy tính… có thể khiến trẻ bị tăng động giảm chú ý.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử sẽ hiếu động và ưa những trò bạo lực hơn các trẻ khác. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên trẻ dưới 18 tháng tuổi nên ít xem ti vi. Từ 2 – 5 tuổi không nên xem quá 1 giờ mỗi ngày. Thay vào đó nên cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời. Nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.