Hot trend của Gen Z – Nói lái “cột sống” thành “cuộc sống”

Hot trend của Gen Z – Nói lái “cột sống” thành “cuộc sống”

“Cột sống” thực ra còn mang nghĩa khác nữa ư? Điều này cũng lạ… lắm à nghen! Theo y khoa, cột sống con người được tạo nên từ 32-34 đốt sống. Bộ phận với cấu trúc đặc biệt hỗ trợ trung tâm của cơ thể con người. Nhờ có cột sống, chúng ta mới có thể đứng thẳng và kết nối các bộ phận khác lại với nhau. Độ dài cột sống của một người, phần lớn phụ thuộc vào yếu tố chiều cao của họ. Nếu nhìn nghiêng, thì cột sống trông như hình chữ S. Nhưng riêng về “cột sống” mà nhiều giới trẻ đang nhắc đến rầm rộ thời gian qua trên mạng xã hộ, nhất là thế hệ Gen Z; 2 từ “cột sống” đã thực sự không còn là “cột sống” đâu nữa rồi.

“Cột sống” theo nghĩa gốc

Cột sống còn được gọi là xương sống là một cấu trúc xương được tìm thấy trong động vật có xương. Nó được hình thành từ các xương cá nhân gọi là đốt sống. Tạo thành một ống sống, một khoang bao quanh và bảo vệ tủy sống. Có khoảng 50.000 loài động vật có xương sống. Xương sống người là một trong những ví dụ điển hình nhất được nghiên cứu. Trong giải phẫu người, cột sống hay xương sống bao gồm 33 đốt sống; xương cùng. Các đĩa điệm cột sống, và xương cụt nằm ở phía lưng, tách biệt bởi các đĩa cột sống. Nó chứa và bảo vệ tủy sống bên trong ống tủy sống.

Khi “cột sống” đã không còn là “cột sống” nữa rồi!

Vài tháng qua, “cột sống” gia nhập danh sách các từ khóa được giới trẻ; đặc biệt là Gen Z, sử dụng phổ biến trên mạng xã hội. Đây là cách nói lái từ “cuộc sống”, thể hiện tình trạng mệt mỏi về thể chất của người trẻ hiện đại. Cụm từ này lần đầu xuất hiện trên một bài đăng trong hội nhóm “Trại tâm thần đa ngôn ngữ 0.2”. Tác giả đã chế lại tựa đề bài hát Cuộc sống em ổn không? của ca sĩ Anh Tú bằng cách thay từ “cuộc sống” thành “cột sống”.

Khi "cột sống" đã không còn là "cột sống" nữa rồi!

Rất nhanh sau đó, “cột sống” trở thành một từ ngữ phổ biến khi giới trẻ muốn nhắc đến “cuộc sống”. Tuy nhiên, gửi gắm trong từ “cột sống” khi này là một cách thể hiện trạng thái mệt mỏi; chán chường cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên có pha chút hài hước, lạc quan.

Nhiều bài viết ăn theo trào lưu “cột sống” ra đời, như: “Cột dây giày thì hơi mệt, nhưng cột sống thì mỏi quá này”, “Cột sống dạo này hơi mệt một tẹo”, “Hãy trân trọng cột sống của bạn nếu vẫn còn thở”… “Mỗi người chỉ sống một lần, hãy trân trọng cột sống của mình”, “Sài Gòn đau lưng quá”,…Dưới những bài viết có nội dung như trên, nhiều bạn trẻ tích cực tương tác, bày tỏ đồng cảm về các vấn đề sức khỏe như đau nhức cột sống, mỏi vai, đau khớp…Nhờ tính chất hài hước, vần điệu, những câu nói này lập tức được dân mạng lan truyền. Các bài đăng theo trend “Cột sống” cũng xuất hiện dày đặc, có thể lên tới 20.000 lượt like mỗi bài

Phản ánh một thực trạng khác

Cách nói lái này mặc dù “vô thưởng vô phạt”. Song lại phản ánh một thực trạng ở giới trẻ hiện đại: tình trạng sức khỏe suy giảm do lối sống ít vận động. Dữ liệu từ Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) cho thấy Việt Nam là một trong 10 quốc gia có công dân lười vận động nhất thế giới. Nghiên cứu của Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế năm 2019 chỉ ra gần 30% người trưởng thành thiếu vận động thể lực.

Khi Gen Z than vãn "cột sống mệt mỏi quá"

Thực tế, đa số người trẻ cho rằng luồng công việc, học tập bận rộn và “nghiện công nghệ” là một số nguyên nhân khiến sức khỏe thể chất của họ đi xuống. Do đó, khi Gen Z than vãn “cột sống mệt mỏi quá”. Họ vừa muốn nói về nhịp sinh hoạt bận rộn; vừa than phiền về tình trạng sức khỏe của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *