Cận thị tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến tương lai của con

Cận thị tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến tương lai của con

Hiện nay ở nước ta, số lượng trẻ em bị cận thị trong độ tuổi từ 7 đến 15 tuổi đã lên đến mức báo động. Mặc dù tình trạng này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé nhưng lại gây trở ngại trong sinh hoạt, học tập và làm việc sau này. Trong thời đại công nghệ số hóa, các bé được tiếp xúc với các thiết bị điện tử, công nghệ hiện đại với tần suất lớn nên tình trạng thị lực của bé ngày càng suy giảm dần, từ đó dẫn đến cận thị. Thay vì để bé bị vướng phải vấn đề này thì ba mẹ nên thay đổi những thói quen sinh hoạt hằng ngày của con, đồng thời phổ cập về hậu quả của việc bị cận thị để bé có ý thức hơn trong việc phòng tránh.

Thế nào là cận thị?

Chúng ta đều đã biết cận thị là một loại bệnh về mắt làm cho thị lực của người bệnh bị giảm. Nhìn với khoảng cách càng xa càng không rõ ràng. Nguyên nhân là do nhãn cầu ở mắt bị dãn ra tạo khoảng cách xa giữa võng mạc và giác mạc. Mặc dù, bệnh cận thị có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng với trẻ em lại càng phổ biến hơn do thị lực của trẻ còn yếu.

Thế nào là cận thị?

Cha mẹ có thể dễ dàng phát hiện ra bệnh cận thị nếu như con mình có biểu hiện thường xuyên nheo mắt khi nhìn vật ở xa hay nhìn tivi cảm thấy mờ. Thỉnh thoảng khi tập trung nhìn vật gì trẻ còn có thêm triệu chứng nhức đầu hay mắt bị lác, lé. Khi có các biểu hiện này, cha mẹ hãy đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên khám mắt. Để bé được kiểm tra chính xác và có biện pháp chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân khiến bé cận thị

Nhiều trường hợp cận thị ở trẻ là bẩm sinh, song đa phần là do các yếu tố trong cuộc sống tác động. Về cận thị bẩm sinh ở trẻ là do yếu tố gen di truyền từ cha hoặc mẹ bị cận thị hay tiền sử gia đình có ai đó mắc bệnh. Về yếu tố trong cuộc sống, chủ yếu là do cha mẹ không quan tâm đến con. Vô tình tập cho trẻ nhiều thói quen xấu. Điển hình là thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị công nghệ hiện đại như di động, ipad trong thời gian quá lâu. Một số trường hợp cũng có thể do trẻ xem tivi quá nhiều. Ngồi học không đúng tư thế, học ở nơi thiếu ánh sáng.

Trẻ bị cận thị sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong cuộc sống. Cả về phương diện học tập và hoạt động vui chơi. Cụ thể là khi không mang kính, trẻ bị cản trở tầm nhìn. Rất khó bắt kịp bạn bè trong mọi hoạt động. Đó là chưa kể nếu không được điều trị đúng cách, trẻ bị cận thị còn có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó nghiêm trọng nhất là biến chứng đục thủy tinh thể, bong võng mạc,… khi trẻ lớn.

Phòng tránh cận thị ở trẻ em

Hạn chế tiếp xúc thiết bị công nghệ

Hạn chế tiếp xúc thiết bị công nghệ

Cách tốt nhất để phòng tránh cận thị ở trẻ là hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc các thiết bị công nghệ hiện đại. Nhất là di động có màn hình quá nhỏ. Bạn có thể tập thói quen mỗi ngày xem tivi 30 phút đến 1 tiếng cho con. Nhằm để học hỏi thêm kiến thức, không để trẻ ngồi trước màn hình quá lâu. Với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, không nên cho con tiếp xúc các thiết bị công nghệ quá sớm. Thay vào đó có thể tập cho con chơi các đồ chơi trí tuệ hay đọc truyện cho bé nghe để kích thích trí óc phát triển.

Ngồi học đúng nơi đúng tư thế

Cận thị cũng xuất phát nhiều từ nguyên nhân học không đúng nơi, đúng lúc và sai tư thế ngồi. Cha mẹ phải luôn theo sát và tập cho con từng thói quen tốt để tránh các bệnh về mắt. Dạy trẻ ngồi học đúng tư thế, mắt cách vở khoảng 25 đến 30cm. Không gục mặt sát xuống bàn học. Đồng thời, luôn cho trẻ học ở nơi có đủ ánh sáng, không đọc sách khi ánh đèn quá tối. Cha mẹ cũng không nên cho bé đọc sách hay làm bài tập quá 1 tiếng đồng hồ. Nên có thêm thời gian nghỉ ngơi, thư giãn mắt phù hợp. Tập trung mắt nhìn trong thời gian quá lâu cũng có thể gây cận thị sớm.

Bố mẹ và thầy cô cần thường xuyên nhắc nhở trẻ để trẻ ngồi đúng tư thế. Tránh để trẻ khi đọc hoặc viết nghiêng đầu, cúi gằm mặt và áp má lên bàn học. Bởi nếu trẻ có những thói quen xấu này sẽ làm tăng nguy cơ cận thị ở trẻ. Ngoài ra, kích thước phòng học cần một khoảng không tương đối, không nhất thiết phải quá rộng. Nhưng cần đáp ứng được những tiêu chí như: ánh sáng tự nhiên chiếu vào ở mức vừa đủ, thoáng mát. Không nên để trẻ học trong những không gian tối và bật điện học. Bởi ánh sáng tự nhiên bao giờ cũng tốt cho đôi mắt nhất.

Tập một số thói quen giúp bảo vệ mắt

Khi trẻ còn nhỏ, hãy giáo dục con chức năng quan trọng của đôi mắt đối với cuộc sống của mình. Trẻ cũng cần được tập nhiều thói quen để bảo vệ đôi mắt như:

– Tập thư giãn mắt bằng các động tác nhắm mở đơn giản trong thời gian nhất định. Luôn vệ sinh sạch sẽ đôi mắt. Nếu có điều kiện, hãy cho trẻ khám mắt định kỳ mỗi năm. Để được bác sĩ tư vấn về tình trạng của mắt thường xuyên.

– Không nằm, quỳ để đọc sách hoặc viết bài. Bởi các tư thế này sẽ làm cho đôi mắt phải nhìn quá gần dễ gây cận thị cho trẻ.

Hạn chế tiếp xúc thiết bị công nghệ

– Không nên đọc sách, báo, tài liệu khi đang đi trên máy bay, ô tô, tàu hỏa. Bởi những nơi này có điều kiện ánh sáng không phù hợp dễ khiến cho mắt bị mỏi và dễ bị cận thị.

– Xem TV thì phải ngồi cách xa màn hình ít nhất 2,5m. Không nên cho trẻ ngồi quá gần tivi có rất nhiều trẻ bị cận thị do lý do này.

– Không nên chăm chú xem quá lâu từ 45-60 phút, phải để cho mắt được thư giãn.

– Ngoài ra không nên cho trẻ đeo kính mắt không đúng tiêu chuẩn mà khi đeo cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Đừng để con bạn phải đồng hành cùng bệnh cận thị suốt những năm tháng đầu đời cho đến sau này bằng cách áp dụng ngay các kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ trên đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *