Yêu xa thời Covid, cùng nhau chờ đến ngày an toàn

Yêu xa thời Covid, cùng nhau chờ đến ngày an toàn

Với những hạn chế trong việc di chuyển do dịch bệnh Covid, đã làm chia cắt việc gặp gỡ, đoàn tụ của biết bao cặp đôi, gia đình. Và thực tế là họ phải đối diện và chấp nhận sự xa cách trong khoảng thời dài vô chừng, không biết khi nào mới có được cơ hội sum vầy. Việc hẹn hò trực tuyến mùa dịch đã quá nhàm chán, nhiều bạn trẻ cũng đã nghĩ ra cách để vừa thư giãn vừa hâm nóng tình yêu. Tuy nhiên, thực sự thì họ vẫn không biết bao giờ mới tìm thấy bình yên trong tình yêu của chính mình.

Suy nghĩ tích cực về việc yêu xa

Trong trường hợp hạn chế gặp nhau để phòng dịch Covid-19, các bạn trẻ xem đây là cơ hội để thử thách tình cảm. Chẳng hạn, Ngô Thảo Trâm (22 tuổi, ngụ Q.11, TP.HCM) nêu quan điểm: “Mình xem việc ‘yêu xa’ là thước đo tình cảm. Đây có thể là khoảng thời gian này thích hợp với những bạn mới yêu. Vừa là để xác nhận lại tình cảm, vừa đo xem mức độ quan tâm dành cho đối phương và ngược lại”.

Suy nghĩ tích cực về việc yêu xa

Bên cạnh đó, một số cặp đôi trẻ cho rằng việc không gặp nhau trong một thời gian sẽ tạo cảm giác hào hứng, trông mong đến lần hẹn hò tiếp theo. “Mình không cảm thấy quá buồn vì không thể gặp mặt người yêu thường xuyên. Hạn chế ra ngoài, tránh tiếp xúc là biện pháp an toàn nhất cho cả bản thân và mọi người. Các bạn nữ cũng có thể dành khoảng thời gian này để nghỉ ngơi, làm đẹp để chuẩn bị cho buổi hẹn sắp tới”, Trương Thị Ngọc Sang (22 tuổi) ở tỉnh Long An chia sẻ.

Đợi chờ từng phút giây gặp nhau

Chúng tôi đã đi qua những mùa yêu xa bằng câu chuyện “2.000 km, 2 giờ bay” và năm trời thương nhớ. Những người yêu xa hình như đều đếm từng giờ để được gặp nhau, chỉ mong chuyến bay 2 tiếng chớp mắt chưa đầy 2 phút là tới. Hà Nội – TP.HCM chưa bao giờ là rào cản khi tôi vẫn bay vào TP.HCM thăm anh, còn thỉnh thoảng anh ra Hà Nội thăm tôi. Nhưng đã gần 3 tháng, tôi chưa có dịp đặt chân tới sân bay. Hà Nội bùng dịch trước rồi đến TP.HCM. Nhiều lúc nhìn lên bầu trời, tôi tự hỏi chiếc máy bay kia đang tới đâu, có đến TP.HCM không, cho tôi đi theo với.

Đợi chờ từng phút giây gặp nhau

Facebook của những cặp đôi yêu xa tràn đầy ảnh chụp màn hình điện thoại, tin nhắn “sến súa” đều đặn hơn. Chúng tôi dường như phải tập yêu với những thói quen mới, tập quen cách trở địa lý. Có những cuộc gọi chỉ vọng tiếng thở dài, mắt ầng ậc nước lúc nào không hay. Anh đùa tôi rằng hay anh bay tới tỉnh nào không có dịch gần Hà Nội rồi đi xe vào Hà Nội nhé. “Thôi, đợi tới lúc an toàn đi anh”, tôi nói.

Cùng nhau chờ đến ngày an toàn

Khoảng cách 2.000 km dường như không thấm gì so với câu chuyện của cô tôi là bác sĩ đang công tác trên Bắc Giang. Đó là khi đứng cách con gái 3 tuổi chỉ chưa đầy 2 m. Cô cũng không thể chạy tới ôm con vào lòng. Rồi cái ngày người ta chăng dây khắp con đường gần nhà vì có ca F0, cả nhà cô tôi phải đi xét nghiệm. Con bé đứng đó, ngơ ngác chờ tới lượt xét nghiệm. Không biết có nhìn thấy mẹ đang trực không nhưng chẳng ai dám chạy tới ôm ai.

Cùng nhau chờ đến ngày an toàn

Vì an toàn của con gái, cô tôi đành nuốt nước mắt vào trong. 2.000 km hay 2 m, có những khoảng cách không định hình bằng thứ đo đếm được. Khi virus, vi khuẩn gây bệnh vẫn đang lẩn khuất đâu đó ngoài kia, yêu thương nhau thì hãy cùng nhau chờ đến ngày an toàn. Dịch bệnh rồi cũng qua đi, những nhớ thương sẽ được xích lại gần.

Tôi sẽ lại vượt 2.000 km vào thăm anh ấy, còn cô tôi có thể cởi bỏ bộ đồ chống dịch ướt đẫm mồ hôi chạy đến ôm con gái. Nhưng còn có những người không biết bao giờ mới là lúc “an toàn” để thương nhau. Họ phải nói với nhau “đợi đến lúc an toàn” cả cuộc đời, vì yêu thương chẳng thể an toàn khi vẫn có đầy sự kỳ thị, định kiến xung quanh. Trắc trở này cũng là mẩu chuyện Đợi đến lúc an toàn tôi vừa đọc.

Câu chuyện tình yêu của Lifebuoy

Câu chuyện kết hợp bởi Lifebuoy và họa sĩ Vũ Mini cùng giọng kể của biên kịch Nhân Mai. Đợi đến lúc an toàn phần nào giúp tôi soi chiếu cuộc đời mình và mọi người xung quanh. Ở tuổi gần 30, khi bạn bè đang hạnh phúc với tình yêu và những đám cưới. Cậu bạn thân tôi chỉ biết thở dài khi ai đó hỏi “khi nào mày cưới”.

Cậu và anh người yêu đã bên nhau 5 năm. Nhưng chưa có một tấm ảnh chụp chung thân thiết nào được đăng lên Facebook. “Đợi đến lúc an toàn” với họ là khi xung quanh không có sự kỳ thị; bớt những tiếng gièm pha; không còn ánh mắt hiếu kỳ hay lời mạt sát.

Tôi thử làm một phép tính, nếu 5% dân số thuộc cộng đồng LGBT tương đương gần 5 triệu người Việt. Có hàng triệu mối tình vẫn phải nép mình khỏi những định kiến. Anh bạn tôi không đơn độc. Chính vì thế, tôi càng bị lay động và thuyết phục bởi thông điệp của Lifebuoy trong câu chuyện. Rằng tình yêu cũng giống như sự an toàn, không phân biệt và không kỳ thị bất cứ ai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *