Dạy con cái với bí kíp mà cha mẹ nào cũng nên áp dụng

Dạy con cái với bí kíp mà cha mẹ nào cũng nên áp dụng

Con cái là món quà quý giá mà Trời ban cho mỗi cặp đôi. Có con cái là có nhiều niềm vui trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu không dạy con đúng cách thì sinh ra nuông chiều quá mức, khiến con hư. Hoặc cũng có thể quá nghiêm khắc khiến con áp lực. Dù sao thì ba mẹ cũng nên học hỏi kiến thức nuôi dạy trẻ để con cái trưởng thành tốt nhất.

Nếu ba mẹ chưa biết bí kíp dạy con thì nên đọc bài viết này để có thêm kiến thức. Chúng tôi có cung cấp những mẹo dạy con đúng chuẩn để ba mẹ áp dụng ngay cho trẻ nhỏ mỗi ngày. Hãy thực hiện tốt để con bạn cũng được trưởng thành ân huệ và là công dân có ích cho xã hội sau này.

Vai trò của việc giáo dục con cái

Việc giáo dục con cái vốn được rất nhiều ba mẹ quan tâm và đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, nuôi dạy trẻ như thế nào để khi lớn lên chúng trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn, tự tin, hiểu biết và có những kỹ năng cần thiết thì đó vẫn là một “bài toán khó” đối với các ba mẹ.

Có thể ba mẹ không tin nhưng sự trưởng thành của các con cần được tạo tiền đề và nền tảng ngay từ thuở tấm bé. Tại Nhật Bản, các mẹ Nhật rất chú trọng tới việc giáo dục trẻ từ nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi. Bởi đây là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của mỗi trẻ. Ở thời điểm này, các bé yêu sẽ bắt đầu làm quen và khám phá thế giới. Các con nhạy cảm với môi trường xung quanh và có khả năng ghi nhớ đặc biệt. Cho nên, khi bạn dạy trẻn những hành động, những thói quen tốt, cách cư xử đúng mực,… trẻ sẽ ghi nhớ rất lâu.

Không cắt ngang trẻ

Việc cắt ngang khi trẻ đang tập trung là điều “tối kỵ” mà ba mẹ không nên làm. Ba mẹ nên tôn trọng nhịp độ phát triển của trẻ cũng như hoạt động hàng ngày của các con. Bởi khi bạn mang tới cho trẻ sự tôn trọng thì chính bạn cũng sẽ nhận lại được sự tôn trọng từ trẻ.

công bằng với con cái

Hãy bảo vệ sự tập trung của trẻ là một triết lý quan trọng mà ba mẹ cần nhớ. Đôi khi, việc tương tác bằng mắt cũng đủ phá vỡ sự tập trung của trẻ. Vì vậy, khi thấy con chăm chú vẽ một bức tranh hay xây một tòa tháp đồ chơi, bạn hãy thử im lặng quan sát thay vì mở lời khen ngợi. Sau đó, bạn có thể ghi nhớ khoảnh khắc đó để nhắc lại vào lúc khác, khích lệ con vì sự tập trung vào tác phẩm của mình.

Ngừng việc so sánh

Việc so sánh trẻ với những đứa trẻ khác sẽ làm chúng mất tự tin, nhút nhát và không muốn cố gắng. Trẻ sẽ có cảm nhận rằng bố mẹ không yêu thương, không công nhận sự cố gắng của mình. Từ đó, chúng dễ hình thành tâm lý tự ti, buồn bã và chán nản. Thay vì so sánh, ba mẹ hãy động viên, khích lệ trẻ. Đặc biệt, điều ba mẹ cần làm chính là công nhận những thành quả mà trẻ tạo nên. Ngay cả đôi khi, các con thất bại, các ba mẹ cũng nên tạo động lực cho con bằng những câu nói khích lệ như “Ba/mẹ biết con đã làm hết sức mình”, “Con làm tốt lắm!”,…

Không ra lệnh

Đôi khi, trong cuộc sống, việc ra lệnh cho trẻ rất có thể dẫn đến kết quả trẻ làm ngược lại với yêu cầu của bạn. Hãy nhẹ nhàng nói cho trẻ hiểu thay vì những cư xử cáu gắt, bắt ép trẻ phải làm điều gì đó theo ý mình. Ba mẹ có thể thay những câu ra lệnh bằng những mẫu câu gần gũi, thân thiện và cởi mở với trẻ hơn. Thay vì nói“mẹ cấm con…” hoặc “ăn cơm đi”, “đi tắm đi”, “thu dọn đồ chơi vào”,… ba mẹ có thể nói “sao con không… nếu con làm… thì mẹ sẽ rất vui…”. Việc đưa đến cho những kết quả tích cực từ hành động của mình sẽ khiến trẻ cảm thấy mình có ích với mọi người và luôn cố gắng, nỗ lực hơn.

Luôn công bằng

trẻ nhỏ

Khi các con của bạn tranh giành đồ chơi thì hãy công bằng với tất cả các con. Ba mẹ không nên phân biệt con đầu, con thứ hay em út dể bắt các con phải làm theo ý mình. Ví dụ, trong trường hợp em trai muốn có đồ chơi của anh, ba mẹ hãy dạy trẻ biết cách xin phép anh để chơi, không nên can thiệp bảo anh trai phải nhường cho em. Chính sự công bằng của bạn sẽ giúp các con cảm thấy mình được yêu thương, quan tâm và chăm sóc như nhau, giúp trẻ tránh cảm giác mặc cảm, tự ti,…

Cùng học với con

Dù bận rộn đến đâu thì ba mẹ cũng nên dành thời gian cùng con học. Bởi khi có sự đồng hành của cha mẹ, trẻ sẽ cảm thấy có động lực và an toàn hơn. Ba mẹ có thể cùng con học đếm, học chữ cái, chơi các trò chơi xếp hình, vẽ tranh,… Điều này giúp kích thích sự phát triển về trí não của trẻ cũng như khơi gợi hứng thú của các con.

Làm gương tuân thủ kỷ luật

Người Nhật nổi tiếng với tính kỷ luật cao và điều này được giáo dục ngay ở những đứa bé. Cha mẹ Nhật Bản rất hiếm khi áp dụng các hình phạt. Họ cũng không mắng mỏ khi dạy con. Thay vào đó, chính bản thân họ luôn cố gắng làm gương. Nhờ đó, con cái sẽ tự động “bắt chước” những hành vi của bố mẹ. Chính vì vậy, muốn dạy con theo kiểu Nhật Bản thì bản thân cha mẹ phải là người tuân thủ kỷ luật. Nếu muốn trẻ luôn tôn trọng kỷ luật và tuân thủ những nội quy cần thiết, chính bố mẹ phải là những người đầu tiên làm điều này để noi gương cho trẻ.

Cho con vào bếp

cho con nấu ăn cùng

Đừng tưởng rằng, trẻ nhỏ bản thân chưa thể gánh vác. Do đó mà người lớn nghĩ trẻ nhỏ không có khả năng giúp đỡ người khác. Trẻ con từ rất nhỏ đã có tâm muốn học cách giúp đỡ người khác. Người lớn nhất định phải coi trọng chuyện này. Không nên nghĩ: “Chỉ tổ gây cản trở chứ chẳng giúp được gì”.

Đối với người lớn thì chuyện này không có ý nghĩa gì. Nhưng với trẻ, tự mình lấy hết toàn lực giúp người xung quanh là một việc vô cùng thành công. Nó giúp tăng cường sự tự tin của chúng. Càng quan trọng hơn là xúc tiến sự phát triển về thân tâm của con cái. Điều này dẫn dắt trẻ con sau này có thể thuận lợi tiến vào xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *