Cách dạy con khi con sai không phải ai cũng biết

Cách dạy con khi con sai không phải ai cũng biết

Con cái sai phạm không phải là vấn đề lạ ở gia đình. Tuy nhiên, cách dạy con khi con sai thì không phải ai cũng biết. Bạn cần phải có thêm kiến thức về cách ứng xử thông minh khi chăm sóc con cái. Dạy con nên người không phải dễ, nhưng không khó đến mức bạn không có thể làm được. Hãy cùng chia sẻ vài bí kíp trong cách dạy con dưới đây và thử áp dụng với con cái của mình nhé. Chắc chắn rằng bạn sẽ thấy con cái mình sẽ có những thay đổi lớn. Hãy nhịn nhục và bình tĩnh để con cái được giáo dục tốt và trưởng thành ngày một trọn vẹn hơn.

Ứng xử của bố mẹ là quan trọng

Khi con phạm lỗi có lẽ cả cha mẹ và con cái đều ở trong tình huống lo lắng. Đối với con thì rất sợ cha mẹ mình sẽ mắng hay trách phạt. Cha mẹ lại lo lắng tự đặt câu hỏi “tại sao con mình có thể làm những điều đó? Rồi cần phải ứng xử sao cho có hiệu quả nhất?. Đứng trước tình huống này cha mẹ là người có thể có sức mạnh điều hòa. Họ có thể xoay chuyển sự việc bằng cách ứng xử của mình.

Trong cuộc sống này, không ai không mắc sai lầm. Nhưng điều quan trọng là chúng ta sẽ đối diện với những sai lầm của mình như thế nào. Những người trẻ tuổi có thể sẽ dễ phạm sai lầm hơn. Tuổi trẻ mà, có quyền vấp ngã, có quyền sửa sai. Ngã rồi đứng dậy, sẽ có nhiều kinh nghiệm, chín chắn hơn, suy nghĩ kĩ hơn trước khi hành động. Nhưng khi đứng trước những sai lầm của con, không phải bố mẹ nào cũng có cách ứng xử đúng đắn.

Phải học cách bình tĩnh

bình tĩnh khi dạy dỗ con cái

Những khi con cái có một lỗi lầm nào đấy, ta vừa lo vừa giận. Khi đó sẽ khó có thể giữ được bình tĩnh để kiểm soát hành vi của mình. Nhưng những hành động lúc tức giận sẽ dễ dẫn đến những sai lầm. Nó có thể gây ra các hậu quả tiêu cực.

Vậy nên, khi con làm điều gì đó bố mẹ hãy kiềm chế bản thân. Hãy giữ cho mình bình tĩnh một chút. Hãy cho con thời gian để tự suy xét lại vấn đề. Suy nghĩ cho chính bản thân bạn thời gian để nghĩ xem nên ứng xử với con như thế nào cho hợp lý. Bạn nên nhớ rằng, mắng chửi, đánh đập không phải khi nào con cũng sẽ sợ hãi, sẽ hiểu ra sai lầm. Nó chỉ khiến cho con cảm thấy tự ái và tổn thương mà thôi. Đôi khi, sự đồng cảm, những cuộc nói chuyện nhẹ nhàng lại hiệu quả hơn rất nhiều.

Tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề

Bất cứ vấn đề nào, sai lầm nào, kết quả nào xảy ra cũng đều có nguyên nhân. Có những nguyên nhân đáng trách thực sự. Cũng có những nguyên nhân đáng thương hơn là đáng trách. Con cái sai lầm, đôi khi là do bản thân con. Nhưng bản thân mình là những người làm cha làm mẹ, mình cũng có lỗi phần nào. Nên bên cạnh việc trách con cũng nên nhìn nhận lại bản thân mình, xem nguyên nhân do con hay do bố mẹ. Chỉ khi bạn biết được nguyên nhân là gì, nguyên nhân nằm ở đâu thì bạn mới có được cho mình suy nghĩ sáng suốt và đưa ra cách giải quyết phù hợp.

Hãy giúp con giải quyết vấn đề

tâm sự cùng con

Lỗi lầm xảy ra thì cũng xảy ra rồi. Thời gian không thể quay trở lại được. Cho nên quan trọng là cách ta nhận ra sai lầm và giải quyết nó như thế nào. Nếu con bạn gây ra lỗi, có lẽ con sẽ có những bối rối và lo lắng nhất định. Lúc này sự đồng hành của bố mẹ sẽ rất tốt đối với con, để con nhìn nhận lại vấn đề, tìm ra con đường đi đúng đắn cho mình. Tránh những sai lầm xảy ra liên tiếp.

Thay vì trách móc con cái, chỉ trích và định tội con hãy đặt những câu hỏi tìm hiểu nguyên nhân, cảm xúc của con. Điều gì khiến con làm như vậy? Con nhận thấy việc làm của mình như thế nào? Nếu có một lần nữa trong hoàn cảnh như vậy con sẽ xử lý, ứng xử như thế nào? Để con của bạn có thể suy ngẫm thêm và đưa ra những cảm nhận của bạn về những điều con bạn đã làm sai.

Bao dung con cái

Trước một sự việc nào đó đều có tính hai mặt, con bạn sai lầm không có nghĩa là chỉ có mặt hại. Trong đó sẽ có 1 điểm cộng và một điểm trừ trước hành vi có lỗi của con. Cha mẹ hãy giúp con tìm ra điểm cộng đó. Nếu hôm nay con không học bài con bị điểm kém, điểm trừ của con là con mất lượng kiến thức trong ngày đó, điểm cộng có được của con là con biết được mình đang ở mức độ nào để cố gắng hơn nữa.

Lỗi lầm là điều khó tránh khỏi nhưng nếu không có cách ứng xử phù hợp sẽ khiến hậu quả đi xa hơn.. Những lỗi lầm tiếp theo sẽ xảy ra. Chẳng ai mong muốn mình gây ra lỗi lầm Chỉ là chẳng may phạm phải mà không thể tránh được. Vậy nên, là bố mẹ, những người gần gũi với con nhất, những người con đặt niềm tin nhiều nhất. Hãy biết bao dung, độ lượng với những lỗi lầm của con. Để con không quá mặc cảm, không quá tự ti, không dằn vặt bản thân mình. Khi đó, con sẽ muốn cố gắng để lần sau không phạm phải sai lầm nữa, vì bản thân và vì niềm tin, kì vọng của bố mẹ.

Hãy tâm sự cùng con cái

trò chuyện cùng con cái

Trong quá trình dạy con, khi con phạm sai lầm, cha mẹ có thể hỏi chuyện con cái. Thực hành thường xuyên sẽ giúp trẻ có khả năng tự giải quyết những vấn đề riêng mà cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cũng là điều thực sự quan trọng cho sự phát triển sau này của trẻ.

Nhiều cha mẹ thường hiếm khi nghe con giải thích mà ngay lập tức mặc định mọi lỗi lầm là do con gây ra. Ví dụ: “Chắc tại con đánh bạn trước nên bạn mới đánh lại con đúng không?”. Hãy thử một lần hỏi con rằng: “Đã có chuyện gì xảy ra vậy con”. Đây là cơ hội giúp trẻ bình tĩnh lại và kể về những gì đã xảy ra. Khi hỏi câu hỏi này, tránh dùng giọng điệu phán xét. Thay vào đó, hãy cởi mở lắng nghe những gì trẻ nói, đứng dưới góc độ của con để xem xét mọi chuyện.

Kết luận

Nuôi dạy con là nhiệm vụ khó khăn nhất trong cuộc đời của các bậc phụ huynh. Nhưng nếu có những kiến thức cơ bản, cố gắng hiểu con, trang bị cho mình cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có thể xảy ra…thì nhiệm vụ đó không còn quá khó khăn nữa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *