Làm cách nào để trẻ tránh bị nhiễm khuẩn tiết niệu?

Làm cách nào để trẻ tránh bị nhiễm khuẩn tiết niệu?

Nhiễm khuẩn tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở các bé nhỏ nhưng nhiều phụ huynh lại không hề biết và luôn xem nhẹ vấn đề này. Chính sự chủ quan ấy đã khiến cho bệnh có nguy cơ tiến triển nặng hơn, gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và hệ tiết niệu của bé. Nắm bắt được thông tin này, chúng tôi xin cung cấp cho cha mẹ nhũng kiến thức về bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ, chẳng hạn như các nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh. Đồng thời đưa ra những gợi ý biện pháp phòng tránh để bé không bị rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn, hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho ba mẹ.

Trẻ em có nguy cơ cao mắc nhiễm khuẩn tiết niệu

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc nhiễm khuẩn tiết niệu do hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện. Hơn nữa là do việc vệ sinh còn khó khăn khi trẻ ở lứa tuổi nhỏ chưa kiểm soát được đại tiểu tiện. Vì vậy việc dùng bỉm là phổ biến và không phải cha mẹ nào cũng vệ sinh cho con đúng cách. Bệnh lý này còn tăng cao nếu trẻ có thêm các yếu tố nguy cơ như:

Trẻ em có nguy cơ cao mắc nhiễm khuẩn tiết niệu

– Dị dạng bẩm sinh của hệ tiết niệu: giãn đài bể thận niệu quản, niệu quản đôi, chít hẹp niệu đạo, niệu quản…

– Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu.

– Bàng quang thần kinh.

– Trẻ mắc các bệnh lý khác gây suy giảm miễn dịch: nhiễm virus, các bệnh lý hô hấp, tiêu hóa, tình trạng suy dinh dưỡng…

– Điều kiện vệ sinh kém.

– Thói quen uống ít nước, nhịn tiểu ở trẻ em.

– Tuy nhiên nhìn chung trẻ nữ có nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu cao hơn trẻ nam. Do cấu trúc giải phẫu niệu đạo ngắn và gần lỗ hậu môn hơn so với trẻ nam.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn tiết niệu

Trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu thường có các biểu hiện sau:

– Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao rét run. Mức độ sốt phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn và vị trí nhiễm khuẩn.

– Rối loạn tiểu tiện: đái khó, đái buốt, đái rắt, đái mủ… Với trẻ nhỏ chưa biết nói có thể nhận thấy trẻ khóc mỗi khi đi tiểu. Nước tiểu không thành dòng, nước tiểu có mủ hoặc nặng mùi.

– Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy… Bởi vậy nếu trẻ có triệu chứng tiêu hóa kéo dài khó giải thích cần được làm xét nghiệm nước tiểu kiểm tra.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn tiết niệu

Ngoài ra, nếu trẻ bị nhiễm trùng niệu quản tới bể thận, triệu chứng thường nặng. Khiến trẻ mệt mỏi, sốt cao liên tục. Trong cơn sốt có thể kèm theo rét run, trẻ bị nôn nhiều và đau vùng lưng. Trẻ có những dấu hiệu này cần được chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng sớm. Tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Cách phòng tránh bệnh

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc nhiễm khuẩn tiết niệu, đặc biệt là trẻ gái. Bởi vậy cha mẹ cần thực hiện tốt các biện pháp sau nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ nhỏ:

– Vệ sinh vùng kín đúng cách. Đặc biệt với trẻ gái cần vệ sinh từ trước ra sau.

– Trẻ nhỏ chưa kiểm soát được việc đại tiểu tiện nên trong thời gian sử dụng bỉm, cha mẹ lưu ý thường xuyên thay bỉm, lau khô cho trẻ sau khi vệ sinh. Đồng thời cần thường xuyên quan sát kỹ màu sắc bỉm. Có bất thường không, có đọng cặn trắng hay dịch nhiễm khuẩn không?

– Với trẻ trai cần vuốt nhẹ bao quy đầu xem con có bị hẹp bao quy đầu hay không. Hoặc có biểu hiện phồng bao quy đầu khi đi tiểu hay không? Hiện tượng phồng bao quy đầu khi trẻ đi tiểu cũng là một dấu hiệu nhận biết bệnh. Nếu trẻ mắc bệnh, nên lưu ý vệ sinh và đưa trẻ tới cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị.

– Cần tập thói quen cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Đa dạng với các loại nước canh, nước súp, nước hoa quả bên cạnh nước lọc.

– Nên dặn trẻ không nên nhịn tiểu. Có thể tập thói quen đi tiểu đúng giờ để tạo phản xạ tự nhiên.

– Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu nhiều lần tái diễn thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên sâu. Trẻ sẽ được khảo sát hệ tiết niệu, phát hiện các dị dạng bẩm sinh nếu có.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *