Hệ thống giao thông của Trung Quốc với tàu đệm từ trường siêu tốc

Hệ thống giao thông của Trung Quốc với tàu đệm từ trường siêu tốc

Ngày 20/7, Trung Quốc đã chính thức đưa vào hoạt động hệ thống giao thông đệm từ trường với tốc độ nhất trên thế giới là 600 km/h. Với việc sử dụng đệm khí và hệ thống điện từ để đẩy tàu, mà không sử dụng bánh xe đã giúp tàu giảm ma sát với đường ray. Cho nên tàu đệm từ mới có thể đạt tốc độ cực cao như vậy. Do đó, con tàu này đã trở thành phương tiện giao thông đường bộ nhanh nhất thế giới. Đức, Nhật Bản và các nước khác cũng đang cố gắng xây dựng mạng lưới tàu đệm từ. Nhưng việc nghiên cứu và phát triển bị cản trở, do chi phí đầu tư cao và hệ thống này không phù hợp với cơ sở hạ tầng hiện có.

Công nghệ đệm từ trường

Công nghệ đệm từ trường bắt nguồn từ đầu thế kỷ 20. Năm 1922, kỹ sư người Đức Hermann Kemper đưa ra ý tưởng một đoàn tàu chạy mà bánh xe không chạm vào đường ray? Năm 1934, ông có được bản quyền đầu tiên trên thế giới về công nghệ đệm từ trường. Đức, Nhật, Mỹ và nhiều nước phát triển khác bắt đầu khai thác công nghệ đệm từ trường. Đức có vận tốc thử nghiệm cao nhất đạt 550 km/giờ. Hiện đang khai thác một chuyến cao tốc tại Thượng Hải với vận tốc 430 km/giờ. Nhật Bản với vận tốc thử nghiệm cao nhất đạt 603 km/giờ. Hiện đang xây dựng tuyến Shinkansen với vận tốc cao nhất đạt 505 km/giờ. Nó dự kiến sẽ thông tuyến Tokyo-Nagoya vào năm 2027.

Hệ thống giao thông đệm từ trường của Trung Quốc

Hệ thống giao thông đệm từ trường với tốc độ tối đa 600 km/h đã chính thức rời khỏi dây chuyền lắp ráp. Được trình làng tại thành phố ven biển Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc sau 5 năm nghiên cứu và phát triển. Đây là phương tiện mặt đất nhanh nhất thế giới hiện nay. Công ty trên cho biết các kỹ sư hoàn tất tích hợp hệ thống giao thông tàu đệm từ trường. Đoàn tàu gồm 5 toa đã chạy thử nghiệm thành công trên tuyến đường sắt thử nghiệm trong nhà máy. Hệ thống tàu đệm từ trường có thể hoạt động bình thường với 2 – 10 toa tàu và mỗi toa chứa hơn 100 hành khách.

Hệ thống giao thông tàu đệm từ trường nhanh nhất thế giới

Con tàu hoạt động nhờ sử dụng nam châm để nổi trên đường ray. Thay vì dựa vào chuyển động ma sát với đường ray như các loại tàu thông thường. Trung Quốc sử dụng công nghệ đệm từ trường trong gần hai thập kỷ, nhưng với quy mô hạn chế. Hiện Thượng Hải là thành phố duy nhất ở Trung Quốc có hệ thống tàu đệm từ trường phục vụ mục đích thương mại. Con tàu sử dụng công nghệ của Đức, được đưa vào hoạt động năm 2003. Chạy trên tuyến đường dài 30km từ trung tâm tới sân bay Phố Đông trong thành phố với tốc độ tối đa 430km/h.

Tàu đệm từ trường siêu tốc

Trong phạm vi 1.500km, tàu đệm từ trường siêu tốc của Trung Quốc là phương tiện giao thông nhanh nhất. Với tốc độ 600 km/h, con tàu này chỉ mất 2,5 tiếng cho hành trình hơn 1.000 km. Hành trình này đi từ Bắc Kinh đến Thượng Hải. Trong khi hành khách sẽ phải mất khoảng 4,5 giờ đi bằng máy bay. Nếu tính cả thời gian chuẩn bị và 5,5 giờ khi đi bằng đường sắt cao tốc.

Tàu đệm từ trường có tốc độ thiết kế tối đa lên tới 600 km/h

Để đảm bảo viễn thông thông suốt trong quá trình chạy tốc độ cao. Con tàu sẽ sử dụng hệ thống Wi-fi 5G dành riêng. Hành khách có thể sạc không dây điện thoại di động trên tàu. Đến nay, hệ thống giao thông đệm từ trường siêu tốc 600 km/h của Trung Quốc đã hoàn thành việc tiến hành tích hợp. Được vận hành thử hệ thống được thực hiện bắt đầu từ tháng 1/2021.

Được biết, Trung Quốc chính thức khởi động dự án nghiên cứu, sản xuất tàu đệm từ trường siêu tốc vào tháng 10/2016. Một mẫu tàu thử nghiệm đã hoàn thành vào năm 2019 và thử nghiệm thành công vào tháng 6/2020. Đây là hệ thống giao thông đệm từ trường siêu tốc đầu tiên trên thế giới được thiết kế để đạt tốc độ 600 km/h. Đánh dấu việc Trung Quốc đã làm chủ được công nghệ đồng bộ đệm từ trường siêu tốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *