Đối với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh thì hệ miễn dịch vẫn còn yếu nên sức khỏe của bé chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường xung quang. Trong đó, thời tiết trở lạnh luôn tác động khá lớn đến sức khỏe của bé nếu ba mẹ không chú ý chăm sóc con đúng cách. Những lưu ý như chọn quần áo, tắm rửa hay chế độ ngủ cũng là cách để các mẹ kiểm soát được sức khỏe của bé yêu. Do đó, bài viết này sẽ giới thiệu với các mẹ cách để chăm sóc trẻ sơ sinh trong thời tiết hanh khô, hãy cùng ghi chú lại để giúp bé có thể vững vàng chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết nhé!
Quần áo nên có chất liệu mềm mại cho trẻ sơ sinh
Trời trở lạnh, các mẹ, các bà luôn có tâm lý mặc cho bé càng ấm càng tốt và hạn chế ra ngoài. Tuy nhiên, nếu giữ trẻ sơ sinh quá lâu trong nhà cộng với số quần áo dày cộp sẽ khiến các bé bị chảy mồ hôi. Da đỏ rát và có thể sẽ bị nổi mụn. Một số gia đình lại thường xuyên sử dụng quạt sưởi, đèn sưởi để giữ cho bé luôn ấm áp. Việc phải thường xuyên tiếp xúc với những thiết bị giữ ấm này sẽ khiến da của bé bị khô và nứt nẻ. Trang phục mềm mại, dễ chịu sẽ giúp làn da của bé “dễ thở” hơn. Nhất là khi phải mặc nhiều lớp quần áo vào mùa đông.
Các mẹ nên chọn cho bé những loại quần áo, tất tay, tất chân, mũ, khăn bằng chất liệu cotton mềm mại. Như vậy sẽ giúp hạn chế tất cả những tổn thương đối với da của trẻ sơ sinh. Vừa có khả năng giữ ấm vừa thấm mồ hôi tốt. Khi ở trong phòng ấm áp thì cần cởi bớt quần áo để bé không toát mồ hôi hay cảm thấy khó thở, ngứa ngáy…
Thời gian tắm cho bé nên rút ngắn lại
Khi mùa đông tới, nhiệt độ ở miền Bắc thường xuống rất thấp. Vì thế các mẹ không cần thiết phải tắm cho bé hàng ngày. Tần suất tắm khoảng 2-3 lần/tuần là đủ. Thời gian tắm cho bé cũng nên rút ngắn. Vì nếu tắm quá lâu, lớp dầu tự nhiên trên da bé sẽ bị trôi mất. Da bé dễ bị mất nước và trở nên khô ráp. Thay vì 20 phút như khi thời tiết ấm áp, khi trời lạnh các mẹ chỉ nên tắm cho bé trong khoảng 10 phút mà thôi.
Khi tắm cho bé, các mẹ phải chọn nơi kín gió. Bé cần được tắm nhanh sau đó lau bằng khăn bông sạch, thấm nước tốt. Nước tắm cho bé ấm vừa phải. Nhiệt độ khoảng từ 32-34 độ C là phù hợp. Nếu tắm trong nước quá nóng sẽ khiến da bé bị khô, nứt nẻ, đỏ rát. Thêm một chú ý nữa là các mẹ nên sử dụng sữa tắm để tắm cho bé. Vì xà bông thường làm khô da bé. Để chăm sóc da trẻ sơ sinh vào mùa đông, sau khi tắm, các mẹ nên mát-xa cho bé bằng kem dưỡng ẩm với dầu mát-xa. Việc mát xa cho bé hàng ngày là điều cần thiết. Vừa giúp lưu thông tuần hoàn máu lại vừa duy trì độ ẩm cho làn da non nớt, nhạy cảm của bé yêu.
Nên dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh
Khi trời chuyển mùa từ thu sang đông, không khí trở nên hanh khô. Khiến độ ẩm giảm sút ảnh hưởng trực tiếp tới làn da của bé. Bên cạnh việc hạn chế tắm, lựa chọn những loại trang phục mềm mịn. Để việc chăm sóc da trẻ sơ sinh hiệu quả nhất, bố mẹ nên lựa chọn một loại kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da của bé. Loại kem dưỡng ẩm an toàn và tốt cho làn da của bé phải có thành phần gồm các nguyên liệu tự nhiên. Không hóa chất, không chứa chất phụ gia, kem dưỡng ẩm của bé cần tinh khiết, tuyệt đối không chứa cồn.
Thời tiết hanh khô còn khiến môi của bé bị nứt nẻ. Để bảo vệ đôi môi đáng yêu của con, các mẹ nên bôi cho bé một ít dầu hoặc son dưỡng môi. Giúp hình thành lớp màng bảo vệ môi trước không khí lạnh và khô. Bố mẹ cũng nên chú ý bôi vùng dưới mũi. Vì nếu bé chảy nước mũi mà bạn thường xuyên lau sẽ khiến lớp da dưới mũi bị khô rát. Khi đó việc chăm sóc làn da ở khu vực này là rất cần thiết.
Tiêm chủng và lưu ý chế độ ngủ nghỉ hợp lý
– Cha mẹ cần thực hiện tiêm chủng cho trẻ để phòng tránh bệnh tật. Đặc biệt là đối với trẻ dưới 1 tuổi khi hệ miễn dịch còn non yếu.
– Thực hiện tiêm chủng cho trẻ theo đúng lịch nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.
– Nên để trẻ ngủ đủ 8 – 10 tiếng/ngày vừa tốt cho sức khỏe vừa đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện. Vì khi ngủ là thời gian não hoạt động mạnh giúp trẻ tăng trưởng tốt hơn.
– Cha mẹ không nên để trẻ hoạt động quá nhiều. Vì buổi tối khi ngủ trẻ dễ bị giật mình, thức giấc khi ngủ.
– Khi ngủ không để điều hòa ở nhiệt độ thấp quá 27 – 28 độ. Không cho quạt xoáy thẳng vào trẻ, dễ khiến trẻ cảm lạnh.