Những chú ý khi cho trẻ ăn trứng để đảm bảo an toàn

Những chú ý khi cho trẻ ăn trứng để đảm bảo an toàn

Mỗi người làm cha, làm mẹ đều muốn những điều tốt nhất cho con cái của họ, mong muốn được hỗ trợ, dẫn dắt để những đứa trẻ có được một cuộc sống hạnh phúc. Một trong những cách tốt nhất mà cha mẹ có thể giúp đỡ là cho trẻ ăn một chế độ ăn ngon và bổ dưỡng, giúp chúng có năng lượng cần thiết để học hỏi, phát triển. Trứng có thể đóng một vai trò lớn trong việc đó, bởi nó là một loại thực phẩm tuyệt vời với nhiều tác động tích cực lên sức khỏe cùng với đa dạng cách chế biến, mùi vị thơm ngon, phù hợp với khẩu vị của hầu hết các trẻ em.

Lợi ích của việc ăn trứng đối với trẻ em

Trứng chứa nhiều cholesterol, protein, chất béo và các chất dinh dưỡng khác như sắt, kẽm, đồng, selen, canxi, axit béo, vitamin D, B12, E, choline và folate. Ngoài ra, trứng còn là nguồn cung cấp protein chất lượng cao rất tốt cho sức khỏe của bé. Cholesterol và choline có trong lòng đỏ trứng giúp phát triển trí não. Cholesterol trong trứng là cholesterol tốt, nó giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể và sản sinh nhiều hormone. Choline giúp phát triển trí não và cũng rất tốt cho tim mạch. Riboflavin có trong lòng trắng trứng giúp giải phóng năng lượng, từ đó chuyển hóa và sản xuất tế bào hồng cầu. Ăn trứng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành (CAD). Ngoài ra, ăn trứng thường xuyên còn giúp giảm nguy cơ đột quỵ và các cơn đau tim.

Nên cho trẻ ăn trứng gà hay trứng vịt?

Nên cho trẻ ăn trứng gà hay trứng vịt?

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, giá trị dinh dưỡng của trứng gà và vịt tương đối giống nhau. Nhưng chỉ tính riêng thành phần các vi chất dinh dưỡng thì trứng gà tốt hơn trứng vịt. Hàm lượng kẽm, vitamin A của trứng gà cao hơn trứng vịt. Trong trứng gà còn có cả vitamin D, một loại vitamin có rất ít trong thực phẩm. Hàm lượng chất đạm của trứng gà cũng cao hơn trứng vịt, chất béo trong trứng gà thấp hơn nên ít gây đầy bụng khó tiêu, như vậy nên cho trẻ ăn trứng gà thì tốt hơn.

Cho trẻ ăn trứng đúng cách

Lượng trứng phù hợp cho trẻ

Tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu rối loạn tiêu hoá tuỳ theo tháng tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau :

  • Trẻ 6 -7 tháng tuổi: chỉ nên ăn ½ lòng trứng gà/bữa, ăn 2 – 3 lần/tuần
  • Trẻ 8 – 12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3 – 4 bữa trứng 1 tuần
  • Trẻ 1 – 2 tuổi: nên ăn 3 – 4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày

Trong một quả trứng có chứa 185 miligam cholesterol, trong khi đó, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên không nên tiêu thụ hơn 300 miligam cholesterol trong chế độ ăn mỗi ngày. Cũng có nhiều nghiên cứu ủng hộ khuyến nghị này. Ăn nhiều cholesterol trong chế độ ăn – và đặc biệt là trứng – có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong. Điều đó có nghĩa là bạn nên theo dõi lượng trứng nạp vào, nhất là đối với trẻ em.

Rủi ro có thể gặp phải

Trứng sống chứa nhiều vi khuẩn

Theo Viện dinh dưỡng, nhiều gia đình Việt còn có thói quen cho trẻ ăn lòng đỏ trứng gà sống, hay hoà vào cháo nóng. Tuy nhiên, ít ai biết, trứng gà khi sống có rất nhiều vi khuẩn. Sức đề kháng của trẻ còn rất non nớt. Vậy nên khó có thể chống chọi được những vi khuẩn gây bệnh.

Khắc phục như thế nào?

Khi rán trứng ốp cho trẻ, các bậc phụ huynh nên hạn chế dùng lửa quá to. Như vậy, mặt ngoài của trứng sẽ dễ cháy, trong khi mặt trong lại chưa chín. Lúc đó, lòng trắng trứng bị cháy sẽ khó hấp thu, lại tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2. Còn lòng đỏ chưa được tiệt khuẩn nếu có. Vì vậy, khi rán hoặc ốp trứng, nên để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút cho lòng đỏ vừa chín là tốt.

Khắc phục như thế nào?

  • Trẻ 6-12 tháng tuổi: nên cho ăn bột trứng. Cách nấu bột trứng: nấu chín bột, mới cho trứng. Đập lòng đỏ trứng vào bát đã có rau băm nhỏ, đánh đều trứng và rau. Nồi bột sôi trên bếp đổ trứng và rau vào quấy đều nhanh tay, bột sôi lên là được. Không nên đun kỹ quá, trứng khó hấp thu. Cũng không nên luộc chín trứng rồi nghiền lòng đỏ nấu bột vì qua nhiều lần chế biến trứng khó hấp thu.
  • Trẻ 1-2 tuổi: có thể ăn cháo trứng. Khi cháo chín mới cho trứng, đun sôi lại là được, ngoài ra có thể cho trẻ ăn trứng luộc vừa chín tới.
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt. Tốt nhất là sử dụng trứng luộc chín tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *